
Nhằm hệ thống kiến thức cũng như tiếp cận các kỹ thuật, công nghệ mới và tăng cường kiến thức thực tế cho sinh viên, Khoa Nông nghiệp, trường Đại học Bạc Liêu đã tổ chức chuyến tham quan kiến tập “Thực tế chuyên môn nước mặn” cho sinh viên ngành Nuôi trồng thuỷ sản năm 3 từ ngày 15-20/6/2022 tại Ninh Thuận và Nha Trang.
Chuyến tham quan kiến tập thực tế, sinh viên được tiếp cập các kỹ thuật, công nghệ mới, cách thức tổ chức sản xuất, tiêu thụ và xuất khẩu sản phẩm.
Điểm đến đầu tiên là Công ty Tôm giống Châu phi và công ty fish World tại Ninh thuận, sinh viên được tham quan trực tiếp quá trình sản xuất giống tôm và giống cá Biển – Là thủ phủ của sản xuất giống tại Việt Nam. Tại đây, sinh viên được nghe giới thiệu về tiềm năng phát triển của nghề Cá biển tại Việt Nam, về quy trình sản xuất tôm thẻ và tôm Sú giống, được tận mắt quan sát những con tôm Bố mẹ, cách chọn tôm bố mẹ, phương pháp để tôm đẻ, phương pháp chăm sóc ấu trùng đến con giống. Ngoài ra, sinh viên còn được tham quan mô hình sản xuất giống cá biển như cá mú, cá bóp, cá dia biển. Đồng thời sinh viên được giới thiệu
![]() |
![]() |
Sinh viên kiến tập thực tế tại Công ty tôm Châu Phi và công ty SX. giống Fish World
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Sinh viên kiến tập thực tế tại Trung tâm Giống cây trồng Vật nuôi Thuỷ sản
Công ty TNHH SX. giống thuỷ sản Minh Phú là điểm đến tiếp theo trong hành trình tìm hiểu thực tế sản xuất giống Tôm. Tại đây, sinh viên được tham quan mô hình xử lý nước để nuôi tôm giống, tham quan mô hình nuôi tảo làm thức ăn cho ấu trùng tôm cũng như mô hình về sản xuất tôm giống.
Sinh viên tham quan thực tế tại công ty TNHH SX. giống thuỷ sản Minh Phú
Điểm học tập tiếp theo là Mô hình sản xuất ốc hương tại Ninh Thuận. Sinh viên được tham quan mô hình từ sản xuất giống đến nuôi thương phẩm ốc Hương. Tại điểm học tập, sinh viên đã trao đổi thảo luận chuyên môn với kỹ thuật viên về kỹ thuật chọn bố mẹ, phương pháp sinh sản, phương pháp ấp trứng, thành phần dinh dưỡng và yếu tố môi trường cho mỗi giai đoạn phát triển của Ốc hương.
sinh viên tham quan thực tế tại Cơ sở sản xuất giống Ốc Hương
Nhằm nâng cao năng lực nghiên cứu của sinh viên, điểm đến tiếp theo là Viện nghiên cứu nuôi trông thủy sản 3 – Nha Trang, tại đây sinh viên được trực tiếp quan sát quy trình sản xuất giống cá biển có giá trị kinh tế cao như các loại Cá Mú (Cá mú nghệ, cá mú nâu, cá mú đỏ), cá Dìa, hải sâm. Ngoài ra, sinh viên còn được tham quan thực tế cách bố trí thí nghiệm nghiên cứu sản xuất giống tôm mũ ni, hải sâm và tôm hùm. Qua giới thiệu và quan sát thực tế, sinh viên hiểu biết hơn về nghiên cứu khoa học và từ đó tạo động lực cho bản thân về nghiên cứu thủy sản với những đối tượng mới.
Sinh viên tham quan thực tế tại Viện nghiên cứu nuôi trông thủy sản 3
Điểm đến tiếp theo trong chuyến thực tập thực tế giúp sinh viên có cái nhìn tổng quan về ngành nuôi trồng thủy sản là công ty rong nho Trí Tín – Nha Trang. Tại đây sinh viên được giới thiệu tổng quan về rong biển, tiềm năng và cơ hội phát triển của ngành rong biển Việt Nam. Ngoài được tiếp cận kiến thức, sinh viên còn được tham quan trực tiếp mô hình trồng rong nho hiện đại, quy trình sản xuất ra sản phẩm giá trị gia tăng từ rong nho, tham quan mô hình nuôi kết hợp giữa rong sụn và các đối tượng có giá trị kinh tế như hải sâm, hàu để vừa đảm bảo kinh tế vừa đảm bảo về môi trường. Từ đó sinh viên được tiếp cận xu hướng nuôi trồng thủy sản mới của thế giới. Ngoài những điểm tham quan thực tế trên, sinh viên còn được quan sát các mô hình nuôi thủy sản trên biển như cá biển, hàu và một số đối tượng nuôi trồng khác.
Hình sinh viên tham quan thực tế tại Công ty sản xuất rong nho Trí Tín.
Chuyến tham quan thực tế nước mặn tại Ninh Thuận – Nha Trang, thủ phủ của ngành nuôi trồng thủy sản nước mặn giúp sinh viên có cái nhìn tổng quan hơn về ngành, từ đó có kế hoạch học tập tốt cho bản thân và những định hướng cho việc làm yêu thích trong tương lai. Chuyến tham quan thực tế không chỉ nâng cao nhận thức, kiến thức về ngành nuôi trồng thủy sản mà còn giúp cho sinh viên rèn luyện kỹ năng và mở rộng kiến thức về xã hội.
Ảnh và Tin: Trần Thị Linh Nhâm
Để lại một phản hồi